Cuộc tranh luận mang tên “cà phê bẩn – cà phê sạch” chưa từng đi đến hồi kết. Người ta truyền miệng đủ các cách phân biệt khác nhau, nhưng không phải ai cũng hiểu thế nào mới là cà phê sạch. Vậy hãy cùng Lạc Đà Vàng giải thích những thắc mắc này nhé!
Trước hết ta hãy cùng xem, “cà phê sạch” và “cà phê bẩn” mọi người thường nói là gì?
Cà phê sạch: ý chỉ “cà phê mộc”, tức cà phê không trộn thêm chất phụ gia.
Ngược lại cà phê sạch – chính là cà phê trộn.
Có một số quan niệm khá phổ biến về vấn đề này, điển hình chính là…
TÓM TẮT NỘI DUNG
#1: Cà phê càng nhạt màu thì càng sạch!
Tâm lý này bắt nguồn từ việc trước đây, người ta thêm chất phụ gia để cà phê đắng đậm & sánh hơn. Từ đó suy nghĩ cà phê nhạt màu hơn là cà phê sạch được hình thành.
Nhưng thực ra, màu cà phê có thể bị ảnh hưởng bởi loại hạt và độ rang xay. Một cốc cà phê đậm màu không có nghĩa đó là “cà phê bẩn”, mà có thể chỉ là do rang đậm hơn. Bên cạnh đó, cà phê từ hạt Robusta vốn đã có màu đậm hơn so với hạt Arabica.
#2: Cà phê có vị chua là cà phê trộn?
Sự hiểu lầm này cũng gần tương tự như #1. Dân ta trước đây chỉ có cà phê Robusta, đặc trưng bởi sắc đen cùng vị đắng gắt. Để bán được lãi hơn, họ trộn thêm bột ngũ cốc – khi gặp ẩm sẽ bị lên men. Đây chính là nguyên nhân cà phê xưa có vị chua. Quan niệm “cà phê chua là cà phê bẩn” từ đó xuất hiện.
Thực tế, có rất nhiều lý do dẫn đến việc cà phê có vị chua:
– Nếu là cà phê Arabica nguyên chất, sẽ có vị chua rất dịu xen lẫn vị đắng.
– Cà phê để quá lâu cũng có thể là nguyên nhân gây chua. Tuy nhiên, vị chua gắt này khác hẳn với chua thanh từ hạt Arabica. Bạn nhớ nhé: sau khi rang xay, cà phê có chất lượng tốt nhất trong vòng 6 tháng.
#3: Cà phê máy mới là cà phê sạch?!
Cà phê pha máy và pha phin chỉ là hai phương pháp, không hề liên quan đến hạt. Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể dùng cà phê mộc pha phin mà!
Vậy câu hỏi đặt ra là:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÀ PHÊ CÓ “SẠCH” HAY KHÔNG?
Trước hết tôi xin lưu ý: bạn chỉ nên dùng hạt/bột/nước cà phê đen để nhận biết thôi nhé! Việc thêm bất kỳ thứ gì như sữa, đường,… đều có thể khiến sự phân biệt bớt tính chính xác.
– Cách 1: Hãy thử lắc cốc, hoặc dùng thìa cà phê. Cà phê độn khi lắc có cảm giác sánh hơn, bám trên thành cốc và miệng thìa lâu hơn.
– Cách 2: Pha cà phê bằng phin, sau đó đổ cà phê và đem phin đi rửa. Nếu bạn sờ phin thấy cảm giác dầu mỡ, thì khả năng là cà phê đã thêm chất phụ gia.
– Cách 3: Với ai đã tìm hiểu nhiều về cà phê, họ nhận ra được hương thơm dịu nhẹ của hạt cà phê mộc khác hẳn mùi thơm nồng của cà phê trộn.
– Cách 4: Bạn lấy một cốc nước nguội và đổ 1 thìa cafe lên trên mặt nước. Nếu cafe chìm xuống nhanh, có nghĩa đó là cafe nhiều tạp chất. Bạn hãy quan sát cả màu nước nữa nhé. Nếu nước ngả màu nhiều và nhanh hơn, đó cũng chính là cafe “bẩn”.
Tại Việt Nam, cà phê mộc đang dần trở thành xu hướng, thay thế cà phê trộn trước đây. Bạn có thắc mắc hoặc có những tìm hiểu thú vị về cà phê? Đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi nhé!
—-
Trung tâm Giải pháp Đồ uống Lạc Đà Vàng
Địa chỉ: 54 Võ Văn Dũng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline nguyên liệu trà sữa: 0971110440 (Mr. Đức)
Website: https://lacdavang.com/